Saturday, 04/05/2024 - 08:47|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường THCS Đức Hợp

Gợi ý đáp án thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2020-2021

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM BÀI THI MÔN VĂN

KÌ THI TUYỂN SINH THPT HƯNG YÊN

NĂM HỌC: 2020 - 2021

Phần I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 điểm)

 

Câu

Nội dung

Điểm

1

- Tại thời điểm viết những dòng nhật kí, tác giả ước mơ đánh thắng giặc Mĩ, là Độc lập, Tự do của đất nước.

0,5

2

- Các phép liên kết:

+ Phép nối: “Và”

+ Phép lặp: “đôi mắt, mình”

 

0,5

0,5

3

- Phân tích cấu tạo ngữ pháp:

Tuổi trẻ của mình //đã cứng cáp trong thử thách gian lao của chiến trường.

            CN                          VN

- Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn thuộc kiểu câu đơn.

0,5

 

 

0,5

4

- Tác dụng của điệp ngữ:

+ Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

+Tạo nhịp điệu hùng hồn, thiết tha cho câu văn

+ Nhấn mạnh ý nghĩa và niềm tự hào của tác giả về tuổi trẻ của mình: đã sống, cống hiến, hi sinh tuổi thanh xuân của mình cho Tổ quốc.

 

 

0,25

0,25

0,5

5

- Hoàn cảnh sống, chiến đấu của tác giả: Gian khổ, khốc liệt, nguy hiểm.

- Vẻ đẹp tâm hồn của tác giả: Có tình yêu nước thiết tha; có tâm hồn nhạy cảm, giàu cảm xúc, có tinh thần lạc quan.

 

0,5

0,5

 

 

Phần II. PHẦN LÀM VĂN (6 điểm)

 

Câu 6 (2 điểm)

Nội dung

Điểm

* Về hình thức

+ Viết được đoạn văn nghị luận, đảm bảo số câu theo quy định

+ Viết đúng đoạn văn diễn dịch có câu chủ đề đã cho

+ Trình bày sạch sẽ; diễn đạt rõ ý, mạch lạc; không mắc lỗi dùng từ, chính tả, liên kết, viết câu

+ Sử dụng và gạch chân đúng từ ngữ sử dụng thành phần tình thái

 

0,25

0,25

0,25

 

0,25

- Về nội dung:  HS triển khai được đoạn văn với câu chủ đề đã cho. Bài làm có thể có nhiều hướng khác nhau, miễn là hợp lí, đúng đắn. Có thể theo các ý sau:

+ Giải thích khái niệm: Lạc quan là lối sống yêu đời, luôn nhìn mọi mặt ở khía cạnh tích cực và luôn hướng đến tương lai tươi sáng.

+ Phân tích, chứng minh lạc quan là điều cần thiết trong cuộc sống:

. Lạc quan giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.

. Lạc quan là động lực giúp chúng ta vượt qua khó khăn, đứng dậy sau những vấp ngã.

. Khi có tinh thần lạc quan, chúng ta cũng dễ đi đến thành công.

(Dẫn chứng)

+ Bàn luận:

. Trái ngược với lạc quan là lối sống bi quan. Lối sống đó khiến cho cuộc sống trở nên nặng nề, thiếu ý chí, quyết tâm khi đứng trước khó khăn nên khó thành công trong cuộc sống.

. Cần phân biệt lạc quan với lối sống ảo tưởng, phi thực tế.

+ Bài học: Mỗi chúng ta cần có tinh thần lạc quan trong cuộc sống.

 

 

 

0,2

 

0,3

 

 

 

 

 

0,25

 

 

 

 

0,25

Câu 7 (4 điểm):

  1. Yêu cầu về kĩ năng:

- Biết làm bài văn nghị luận về một đoạn trích. Văn viết có tính khái quát; có cảm xúc, hình ảnh; bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ; không mắc lỗi về dùng từ, chính tả, diễn đạt, kiến thức và ngữ pháp.

2. Yêu cầu về kiến thức và cách cho điểm:

- Có thể có nhiều cách trình bày nhưng bài viết cần đảm bảo những ý cơ bản trong Hướng dẫn chấm.

- Những bài làm có hướng đi khác nhưng phù hợp, thuyết phục vẫn chấp nhận.

 

Nội dung

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận về một đoạn trích. Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài; mỗi phần làm đúng nhiệm vụ của mình.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Phân tích 8 câu đầu của đoạn trích Cảnh ngày xuân

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, có luận cứ rõ ràng, chính xác; lập luận thuyết phục.

 

* MB:

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều

- Giới thiệu đoạn trích Cảnh ngày xuân

- Giới thiệu 8 câu thơ và khái quát nội dung.

0,5

* TB: Phân tích

a. Bốn câu đầu: Khung cảnh ngày xuân

* Không gian mùa xuân (Hai câu đầu)

 - Hình ảnh “con én đưa thoi”

-> Đẹp, đặc trưng của mùa xuân

+ Ý nghĩa tả thực: những cánh én chao qua, liệng lại rất nhanh như thoi đưa trên bầu trời

+ Ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng: Diễn tả bước đi gấp gáp của thời gian

- Thiều quang: ánh sáng đẹp của mùa xuân

-> Gợi màu hồng của nắng xuân, cái ấm áp của khí xuân, cái trong trẻo của đất trời mùa xuân

(+)NT: Kết hợp tả và gợi; từ ngữ giàu chất tạo hình

=> Không gian xuân tươi sáng, ấm áp, thanh bình.

* Vẻ đẹp của hoa cỏ mùa xuân (hai câu sau)

(+) NT:

+ H/ảnh đẹp, gợi cảm: cỏ non xanh, cành lê trắng  

-> Gợi vẻ đẹp nhẹ nhàng, thuần khiết, tràn đầy sức sống    

+ Tính từ chỉ màu sắc: xanh, trắng -> Sự kết hợp hài hòa đến tuyệt diệu của màu sắc

+ Từ ngữ tinh tế, gợi cảm: trắng điểm, xanh tận + bút pháp gợi tả  -> Cảnh vật không tĩnh tại mà rất sinh động, khoáng đạt, có hồn

=> Mới mẻ, tinh khôi, sống động, giàu sức sống

     Lí giải bức tranh mùa xuân tại sao lại đẹp như vậy: mùa xuân vốn đã đẹp nhưng nó càng đẹp hơn khi được nhìn qua con mắt của chị em Thúy Kiều- những con người trẻ tuổi, đang đứng trước ngưỡng cửa tình yêu

-> Chị em Thúy Kiều: có tâm hồn trong trắng, trẻ trung, tràn đầy sức sống

b. Cảnh lễ, hội ngày xuân

* Hai câu đầu: giới thiệu hoạt động của con người trong tiết thanh minh

- Nêu đặc trưng của tiết thanh minh

- Tiết thanh minh: có 2 hoạt động chính:

+ Lễ tảo mộ: chăm sóc, sửa sang phần mộ cho người đã khuất

+ Hội đạp thanh: đi chơi xuân ở chốn đồng quê, dẫm lên cỏ xanh

-> Thể hiện một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc

* Hai câu sau: Cảnh  hội

  (+) NT:+ Từ láy, danh từ, tính từ, động từ- là những từ 2 âm tiết ->nhịp thơ nhanh, dồn dập

          +  H/ảnh ẩn dụ yến anh

=> Tấp nập, rộn ràng, náo nức, tươi vui

     Đặc biệt thiên nhiên và con người đều trẻ trung, gắn kết đôi lứa

Chị em Thúy Kiều: náo nức sắm sửa, hòa mình vào dòng người đi du xuân

 

1,25

( 0,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,75)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,75

(0,25

 

 

 

 

 

0,5)

 

 

 

 

 

 

* KB

- NT:

+ Thể thơ lục bát: nhịp nhàng, uyển chuyển

+ Sử dụng từ ngữ tinh tế

+ NT tả cảnh đặc sắc:

. Lựa chọn được các hình ảnh: đẹp, giàu sức gợi

. Ngôn ngữ và bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình và giàu nhịp điệu

- ND: Bức tranh mùa xuân vừa tươi đẹp vừa rộn ràng, náo nhiệt, tràn đầy sức sống.

- Tác giả: nhạy cảm, tinh tế, yêu thiên nhiên; am hiểu và đồng cảm với những tâm hồn trẻ tuổi

0,5

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt, trình bày sáng tạo, thể hiện sự am hiểu về nhân vật và kiểu bài nghị luận.

0,25

e. Chính tả, diễn đạt, dùng từ, đặt câu: theo đúng quy tắc tiếng Việt.

0,25

______________________________________

 

 

 

Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 41
Hôm qua : 152
Tháng 05 : 570
Năm 2024 : 20.722